Ai là người tìm ra kháng sinh đầu tiên cho nhân loại
Loại kháng sinh này được nhà khoa học Alexander Fleming (Anh) tìm ra năm 1928 khi tình cờ quan sát một chiếc đĩa bẩn dùng trong thí nghiệm. Ông nhận thấy vi khuẩn phát triển nhiều trong đĩa, nhưng không hề tồn tại ở khu vực có một mảng meo lạ.Alexander Fleming sinh năm 1881 ở một vùng đồi núi cách thành phố nhỏ Darvel, Scotland (Anh) bốn dặm. Khi mới lên 10, hằng ngày Fleming đã phải đi bộ 6 km đến trường ở thị trấn Darvel. 14 tuổi, Fleming lên London học trường Bách khoa. Nhưng chỉ được 2 năm, ông đã phải thôi học và làm thư ký cho một hãng tàu thủy. Năm 20 tuổi, Fleming được hưởng thừa kế của một ông chú và có điều kiện theo học trường y Bệnh viện Saint Mary, London. Sau khi ra trường, ông gia nhập một nhóm chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn. Trong Thế chiến I, ông cùng các thành viên trong nhóm sang Pháp để điều trị cho binh lính. Sau chiến tranh, Fleming trở lại London, sống với vợ là Sally Mc. Elroy.Một ngày cuối năm 1921, do bị cảm lạnh từ vài tuần trước, Fleming vô tình để rơi một giọt chất lỏng từ mũi lên chiếc đĩa cấy vi khuẩn và nhận thấy những vi khuẩn chung quanh giọt chất lỏng đó trở nên trong vắt và có vẻ như đang biến mất. Từ đó, ông đã nghiên cứu và khám phá ra lysozyme – chất khử trùng tự nhiên của cơ thể; được tìm thấy trong nước mắt, nước nhầy, nước bọt, mủ, huyết thanh, máu…Năm 1945, Fleming được giải Nobel về y học cùng với Florey và Chain. Ông trở thành Giám đốc Khoa tiêm chủng ở Bệnh viện St. Mary. Ở tuổi 68, sau 4 năm góa vợ, Fleming tái hôn với bà Amalia Voureka, một nữ bác sĩ người Hy Lạp và là học trò của ông. Alexander Fleming qua đời năm 1955 do một cơn đau tim , thọ 74 tuổi.
Kháng sinh penicillin được tìm ra như thế nào?
Vào năm 1928, nhà khoa học Alexander Fleming đã quên làm sạch dụng cụ nghiên cứu của mình trước khi ông đi nghỉ một vài ngày. Khi trở về, Fleming thấy rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc trên dụng cụ của mình. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy có một số vùng mà vi khuẩn và nấm mốc không phát triển.Ông chợt nghĩ có gì đó đã giết chết khuẩn cầu chùm và tiến hành thử nghiệm nhiều lần trên chất dịch meo. Kết quả thật kinh ngạc: Chất này có thể ngăn chặn một số vi khuẩn nguy hiểm nhất, không cho chúng phát triển. Ngay cả khi được pha rất loãng, chất dịch vẫn làm chết các vi khuẩn độc. Nó lại không gây hại cho cơ thể. Khi chất dịch được tiêm vào cơ thể chuột và thỏ thí nghiệm, chúng vẫn không có những biểu hiện bệnh lý.Một nhà khoa học am hiểu về các loại meo cho Fleming biết loại meo mà ông tìm thấy thuộc nhóm penicillium. Vì thế, ông sử dụng tên “penicillin” cho chất giết vi khuẩn này. Fleming đã yêu cầu các phụ tá sản xuất dịch meo cho những thí nghiệm của mình và khám phá được thêm nhiều điều về nó. Họ cấy penicillium vào súp thịt trong những chiếc lọ lớn có các mặt nhẵn.Qua
nhiều ngày, nó lan tràn khắp bề mặt của súp thành một lớp như nùi bông, trong khi chất lỏng bên dưới ngày càng trở nên vàng và có tác dụng giết chết vi khuẩn mạnh hơn. Tuy nhiên, họ đã gặp khó khăn trong việc thử tách riêng penicillin ra khỏi chất lỏng và các thứ khác trong chất dịch. Và khi đã thành công phần nào thì những vấn đề mới lại nảy sinh: nó rất dễ bị mất khả năng giết vi khuẩn; và penicillin bất lực trước một số vi khuẩn, chẳng hạn như pfeiffer – thời bất giờ được coi là nguyên nhân gây bệnh cảm.Trong vài năm kế tiếp, nhóm nghiên cứu đã có những cố gắng khác nhằm chiết chất penicillin và khám phá nhiều điều hơn về nó. Nhưng họ vẫn không giải quyết được vấn đề: khi cố gắng tinh chế, khả năng giết vi khuẩn thường biến mất.